Khi nhắc đến đồng hồ người ta sẽ nghĩ ngay đến đồng hồ Thụy Sỹ nổi tiếng thế giới. Các quý ông thường rỉ tai nhau rằng “đến Đức mua ô tô, tới Thụy Sỹ mua đồng hồ”. Bởi vậy, đối với các đấng mày râu được sở hữu một chiếc đồng hồ Thụy Sỹ dường như là một niềm ao ước và thước đo kinh tế, đẳng cấp của một người. Vì dù là đồng hồ có giá bạc tỷ hay bình dân thì chúng vẫn có giá cao hơn rất nhiều so với các thương hiệu đồng hồ đến từ các nước khác trên thế giới.
Khi nhắc đến đồng hồ người ta sẽ nghĩ ngay đến đồng hồ Thụy Sỹ nổi tiếng thế giới. Các quý ông thường rỉ tai nhau rằng “đến Đức mua ô tô, tới Thụy Sỹ mua đồng hồ”. Bởi vậy, đối với các đấng mày râu được sở hữu một chiếc đồng hồ Thụy Sỹ dường như là một niềm ao ước và thước đo kinh tế, đẳng cấp của một người. Vì dù là đồng hồ có giá bạc tỷ hay bình dân thì chúng vẫn có giá cao hơn rất nhiều so với các thương hiệu đồng hồ đến từ các nước khác trên thế giới.
Thụy Sỹ – Nơi đưa nền sản xuất đồng hồ thế giới lên tầm cao mới
Vào khoảng thế kỷ 16, nhà cải cách tôn giáo Jean Calvin từng kêu gọi dân chúng từ bỏ thói quen đeo trang sức và ông đã nghĩ ra cách vận động giới kim hoàn chế tạo trang sức chuyển sang sản xuất đồng hồ. Sau sự kiện này, số lượng nghệ nhân chế tác đồng hồ tăng vọt và biến thành phố Geneva trở thành nơi sản xuất đồng hồ nổi tiếng. Tuy nhiên, sự thay đổi này đã đem lại hệ quả là chỉ sau vài thế kỷ số lượng người làm đồng hồ tăng vọt, nhiều tới mức họ phải di cư đến những vùng đất khác để mưu sinh. Để trở thành thợ đồng hồ lành nghề đúng nghĩa, một người sau khi học việc 5 năm phải làm được một chiếc đồng hồ nhỏ có chuông báo thức đeo trên cổ và một chiếc đồng hồ đặt bàn với kích thước khác biệt.
Tuy nhiên phải cho đến khi các nghệ nhân chế tác như Frédéric Ingold và Georges Leschot có những phát minh vĩ đại nâng tầm độ chính xác và chất lượng các mẫu đồng hồ Thụy Sỹ lên thì chúng mới thực sự được thế giới biết đến nhiều hơn. Tiếp sau đó là tên tuổi các hãng đồng hồ Thụy Sỹ nổi tiếng lần lượt xuất hiện trên thị trường đồng hồ.
Theo thống kế vào những năm 1845, nhờ sự tiến bộ của kỹ thuật, nền sản xuất đồng hồ gặp nhiều thuận lợi đã đưa sản lượng đồng hồ Thụy Sỹ chiếm 40% tổng sản lượng đồng hồ đeo tay trên toàn thế giới. Theo đó, cứ 10 đồng hồ xuất khẩu trên thế giới thì có tới 7 chiếc có nguồn gốc Thụy Sỹ. Đến nửa đầu thế kỷ 20, đồng hồ Thụy Sỹ hầu như chiếm hết thị trường thế giới. Tuy từng có thời gian rơi vào khủng hoảng khiến số lượng tiêu thụ tụt giảm, thế nhưng đồng hồ vẫn là mặt hàng xuất khẩu đứng thứ 3 sau Tân dược và Điện tử ở đất nước này. Về sản lượng, đồng hồ đeo tay Thụy Sỹ đạt 33.000.000 chiếc/ năm, chiếm1/10 sản lượng đồng hồ của thế giới.
Từ những tinh hoa được khơi dậy trong hàng trăm năm phát triển những chiếc đồng hồ đến từ các thương hiệu Thụy Sỹ như Omega, Rolex, Breitling, IWC, Audemars Piguet, Baume & Mercier, Zenith, TAG Heuer… được tung ra thị trường với giá thành cao ngất ngưỡng đã khẳng định được chất lượng, giá trị đẳng cấp của chúng. Ngay cả với những tên tuổi lớn như Lacoste hay Armani Exchange cũng đã bị đồng hồ Thụy Sĩ vượt xa cả giá cả lẫn chất lượng.
Từ năm 1919, Thụy Sỹ đã làm nhiều loại đồng hồ mỏng, đẹp, thời thượng. Và không chỉ dừng lại ở những mẫu đồng hồ đeo tay xem thời gian thông thường, Thụy Sỹ còn nơi nơi phát minh ra nhiều loại đồng hồ phục vụ cho lĩnh vực khoa học kỹ thuật như: Đồng hồ theo dõi bệnh nhân; đồng hồ đo nhịp tim; hay đồng hồ chống nắng…
Quy trình sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ thủ công tinh xảo
Không hề đơn giản để đồng hồ Thụy Sỹ đánh bại hàng trăm đối thủ sừng sỏ vươn lên đứng đầu trong nền sản xuất đồng hồ thế giới, mà đó là cả một hành trình khẳng định chất lượng gắn mác “Swiss made”. Ở hầu hết những chiếc đồng hồ có nguồn gốc Thụy Sỹ sẽ luôn được in, khắc dòng chữ này như một cách nhận diện thương hiệu. “Swiss made” không đơn thuần chỉ nơi xuất xứ của hàng hoá mà còn thể hiện đẳng cấp và giá trị của sản phẩm.
Một chiếc đồng hồ để được gọi là “Swiss made” không hề là chuyện đơn giản, mà nó phải đáp ứng đủ ba tiêu chí sau:
– Thứ nhất: Đồng hồ sử dụng máy cho Thụy Sĩ sản xuất.
– Thứ 2: Được lắp ráp, kiếm định và chứng nhận bởi một nhà máy sản xuất ở Thụy Sĩ.
– Thứ 3: Nhà sản xuất phải chứng minh được tỷ lệ linh kiện Thụy Sĩ tối thiểu trong máy của đồng hồ là 60%, đồng thời sản phẩm phải được thực hiện dựa trên nghiên cứu, phát triển kỹ thuật của nước này.
Ngoài ra, đồng hồ Thụy Sĩ cũng xuất hiện những mẫu đồng hồ được gắn mác “Swiss movement”. Nghĩa là các các linh kiện trong sản phẩm không được sản xuất trong nước như hàng “Swiss made” nhưng bắt buộc phải đảm bảo yêu cầu khắt khe như: máy của đồng hồ được kiểm định và lắp ráp tại Thụy Sĩ; hai là các linh kiện do Thụy Sĩ sản xuất phải chiếm 50% tổng giá trị sản phẩm, chưa bao gồm giá thành lắp ráp.
Sử dụng chất liệu, linh kiện quý hiếm
Ngay tại cái nôi của ngành đồng hồ Thụy Sỹ, để cho ra đời một mẫu đồng hồ, người nghệ nhân phải tốn hàng tháng, có khi là năm để chế tác từng chi tiết hoàn toàn thủ công. Đây là những nghệ nhân đồng hồ đỉnh cao với tay nghề cực kì điêu luyện khi có thể làm ra những chiếc đồng hồ bằng tay với những công cụ thô sơ. Khi cách mạng công nghiệp nổ ra, nhu cầu lớn hơn về sản phẩm khiến cho các thương hiệu đồng hồ cần phải chuyên môn hóa hơn, đưa việc chế tác đồng hồ vào sản xuất đại trà hơn. Mỗi thương hiệu cao cấp từ Thụy Sỹ lại nghiên cứu một công nghệ máy cơ độc quyền riêng biệt. Các vật liệu sử dụng để làm linh kiện vì vậy cũng phải được làm từ những loại cao cấp để đảm bảo độ chính xác cũng như các yêu cầu khác về công nghệ. Chính vì vậy, giá bán sản phẩm bị nâng lên cao hơn so với các mẫu đồng hồ đến từ đất nước khác là một điều tất yếu.
Khi chế tác đồng hồ, các nghệ nhân thường dùng đá quý như hồng ngọc, lam ngọc, lục ngọc, thậm chí cả kim cương để lắp vào các bộ phận bị chịu lực ma sát lớn nhằm giảm sự hao mòn, tăng độ bền cho máy trong quá trình vận hành. Không chỉ dừng lại ở linh kiện đắt đỏ, quý giá, các nhà chế tác đồng hồ Thụy Sỹ còn sử dụng các loại dây da cá sấu, mặt kính sapphire có khả năng chống xước cao, vỏ hợp kim chống xước…
Độ chính xác gần như tuyệt đối
So với các thương hiệu đồng hồ khác, đồng hồ Thụy Sĩ có độ chính xác gần như cao nhất. Ngay từ cấu tạo bộ máy, tần số dao động của đồng hồ Thụy Sĩ thường đạt mốc tiêu chuẩn 28800vph, còn đồng hồ Nhật chỉ với mức 21600vph. Đặc biệt, đồng hồ Thụy Sỹ có bộ máy cơ được cấp chứng nhận của Viện Kiểm định Chronometer chính thức Thụy Sĩ (ký hiệu là COSC). Chứng nhận COSC quy định rằng các chuyển động được kiểm tra trong 15 ngày, ở 5 vị trí và 3 môi trường nhiệt độ khác nhau so với các tiêu chuẩn chính xác được xác định theo các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận. Các phép đo hàng ngày được đánh giá dựa trên bảy tiêu chí. Thất bại ở bất kỳ cấp độ, tiêu chí nào cũng sẽ loại bỏ bộ máy khỏi tiêu chuẩn COSC. Theo thống kê, hiện nay, chỉ mới có khoảng 3% số lượng đồng hồ của Thụy Sĩ đạt chứng nhận COSC và trở thành đồng hồ Chronometer. Và để được công nhận là chiếc đồng hồ có tính năng chronometer, chúng sẽ phải trải qua những quy trình kiểm định cực kỳ nghiêm ngặt để đạt được kết quả sai số -4/+6 giây/ ngày.
Phong cách thời thượng
Sẽ có nhiều người phải thắc mắc rằng tại sao đồng hồ Thụy Sĩ luôn là lựa chọn hàng đầu của các nhà lãnh đạo, các doanh nhân, các ngôi sao nổi tiếng thế giới… Với họ đồng hồ không chỉ dùng để điểm báo thời gian mà quan trọng hơn cả là một cách thể hiện đẳng cấp bản thân mà không có bất cứ thứ gì có thể thay thế được. Trong nhiều năm, đồng hồ Thụy Sỹ phải đối mặt với sự đi lên mạnh mẽ của hàng loạt đối thủ nặng ký như đồng hồ Nhật, đồng hồ Mỹ… Nhất là khi giá cả của chúng gần như cao nhất trên thị trường. Dù vậy, trong mắt những người chơi sành sỏi, những chiếc đồng hồ Thụy Sỹ đã, đang và sẽ luôn giữ được vị trí ngự trị mỗi khi nhắc về đẳng cấp và chất lượng vượt trội.