Chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm rất được quan tâm và gây ra nhiều tranh cãi trong giới chơi đồng hồ hiện nay, đó là Jewels – Chân kính (hay còn gọi là Đá trụ )
Jewel đúng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng đó là đá quý, chỉ số lượng các viên đá quý được gắn trong đồng hồ. Đá quý ở đây thông thường là hồng ngọc, lam ngọc, lục ngọc… và thậm chí là cả kim cương. Ở Việt Nam chúng ta vẫn thường gọi đó là Chân kính hay Đá trụ.
Trong kỹ thuật chế tác đồng hồ, người ta thường dùng đá quý để lắp vào các bộ phận có tính ma sát lớn nhằm làm giảm tối đa sự hao mòn trong quá trình vận hành. Như vậy có nghĩa là những đồng hồ nào có số lượng đá quý được sử dụng nhiều hơn thì nó đắt hơn, chính xác hơn và bền hơn. (Quan điểm này sẽ dẫn đến những sai lầm trong việc lựa chọn đồng hồ)
1/ Các dạng Jewel:
Chân kính – Jewel thường là bằng đá quý đã được gia công, tức là đã được tiện, cắt gọt, đánh bóng, khoan lỗ, khoét trũng,…, hay đã được lắp vào thân máy . Chân kính – Jewel đồng hồ thường có kích thước rất nhỏ, đường kính hiếm khi quá 2mm và độ dày không quá 0,5mm.Một số dạng Jewel được sử dụng phổ biến trong một bộ cơ đồng hồ là:
– Jewel tròn, có lỗ xuyên tâm (Hole): những miếng jewel dạng tròn (hình cái bánh) được khoan lỗ phù hợp với đường kính trục bánh xe. Jewel dạng này được sử dụng cho những điểm vận hành với vận tốc quay nhỏ, không yêu cầu cao lắm về độ sai số (rơ) và chịu ảnh hưởng nhiều bởi lực tác động vuông góc trục quay.
– Jewel tròn, không có lỗ (cap): những miếng jewel dạng tròn không khoan lỗ thường được đặt áp vào 2 đầu (đỉnh) trục quay. Jewel dạng này được sử dụng kết hợp với dạng 1 để áp dụng cho những điểm có yêu cầu cao về độ sai số, có vận tốc quay lớn, chịu ảnh hưởng nhiều bởi lực tác động dọc trục.
– Jewel dạng phiến, vuông chữ nhật (pallet): như những viên gạch mài vát cạnh. Jewel dạng này được sử dụng cho những điểm bị tác động va đập trượt (ngang) là hai đầu của ngựa (cò khoá, mở bánh bánh escape – hay còn gọi bánh nhện).
– Jewel dạng hình trụ (roller): jewel dạng này duy chỉ được sử dụng gắn trên bánh balance để đá “ngựa”, điểm bị tác động va đập trượt (ngang).
Chúng ta cùng xem hoạt động của các Jewels như thế nào thông qua cơ chế cơ chế kiểm soát sự giải phóng năng lượng – Escapement wheel của đồng hồ Rolex nhé. Loại này sử dụng Jewel dạng phiến, vuông chữ nhật (pallet jewel)
2/ Vật liệu sử dụng làm Jewel:
Có 4 loại vật liệu thường sử dụng chế tạo jewel đồng hồ là: đá garnet, đá sapphire, đá hồng ngọc, và kim cương . Ngoài ra có một số nhà chế tạo còn dùng jewel là hợp kim chống mài mòn (kim loại) hoặc kính xử lý tráng kim loại (kính saphire).
Đây cũng chính là điểm mấu chốt để tạo nên giá trị của những chiếc siêu đồng hồ đắt tiền. Với những loại chỉ dùng hợp kim hoặc tráng hợp kim thì giá thành khá rẻ. Những loại sử dụng đá quý hoặc kim cương nhân tạo thì có giá trị cao hơn, loại này thường gặp nhất.
Đắt tiền nhất chính là những loại đồng hồ sử dụng kim cương tự nhiên làm chân kính. Việc chế tác kim cương tự nhiên là cả 1 quá trình tỉ mỉ và kỳ công, áp dụng kim cương làm chân kính cho đồng hồ không những làm gia tăng độ bền, độ chính xác mà còn làm cho chiếc đồng hồ giá trị hơn hẳn.
4/ Quan niệm sai lầm về chân kính của đồng hồ
Quan niệm càng nhiều jewel thì đồng hồ càng bền, càng chính xác, càng nhanh là đúng. Tuy nhiên, nó chỉ đúng đối với từng loại đồng hồ và có số lượng jewel cụ thể như sau :
– Máy cơ lên dây (Mechanical): 15-17 jewel là đủ/ 21-23 jewel là quá đủ/ hơn nữa là từ thừa đến quá thừa.
– Máy cơ tự động (Automatic): 17-21 jewel là đủ/ 23-30 jewel là quá đủ/ hơn nữa là từ thừa đến quá thừa.
Nếu đồng hồ không phải là loại “grand compilation (có những chức năng phức tạp ngoài hiển thị giờ, phút ,giây)” thì chỉ cần đến tối đa 30 jewels thôi là đủ nhé, số còn lại chỉ mang tính trang trí , PR .